7 ý tưởng trang trí tiểu cảnh tết đơn giản và độc đáo

Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng và trang trí tiểu cảnh Tết là một nét văn hóa đặc trưng vào dịp Tết Nguyên Đán. Thời điểm bước sang năm mới, hãy thử áp dụng những gợi ý trang hoàng nhà cửa sau để dọn hết những bừa bộn của năm cũ và hút nhiều may mắn, lộc tài.

1. Trang trí tiểu cảnh Tết cảnh làng hoa

Ngày Tết sẽ thêm phần rực rỡ, sinh động khi điểm tô thêm những chậu hoa đầy màu sắc bên trong không gian sống. Những chậu mai, đào hoặc cúc sẽ mang lại luồng sinh khí mới và sức sống cho ngày đầu năm.

Bởi mỗi loài hoa có một ý nghĩa riêng nên bạn cần chú ý lựa chọn loại cây phù hợp để thu hút vận may, lộc tài đến nhà. Trong trang trí tiểu cảnh Tết, những loại hoa thường được sử dụng gồm có hoa mai (năm mới tốt đẹp, hanh thông, vạn sự phát đạt), hoa cúc vàng (sự trường thọ, lòng hiếu thảo), hoa đào (làm ăn thuận lợi, phát đạt, gia đình hạnh phúc), hoa đồng tiền (hóa giải điềm xấu, mang tài lộc, may mắn). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số loại hoa và cây cảnh trang trí Tết khác như quất, cúc, cây phát tài, sung để bổ sung vào tiểu cảnh nhà mình.


2. Tiểu cảnh Tết với con vật của năm

Trang trí tiểu cảnh Tết không thể thiếu con vật biểu trưng. Năm 2023 (Quý Mão) là năm con mèo, bạn có thể đặt một chú mèo bên cạnh những chậu hoa để tăng thêm phần sinh động. Trong phong thủy loài mèo là biểu tượng cho lòng tốt, sự kiên trì, nhẫn nại, biết suy trước tính sau rồi mới bắt đầu làm một việc gì đó.

Trong phong thủy, mèo được coi là linh vật đem lại sự cát tường, thịnh vượng, có thể nhờ linh lực để hóa giải sát khí.


3. Trang trí tiểu cảnh Tết cảnh nấu bánh

Ngay từ thời xa xưa, hai loại bánh đặc trưng ngày Tết không thể thiếu là bánh chưng và bánh tét. Bạn có thể trang trí tiểu cảnh Tết với những chiếc bánh giả tìm mua ở các cửa hàng, trung tâm thương mại. Để tăng thêm phần chân thực, bạn có thể đặt bên cạnh một nồi bánh tạo khung cảnh chân thật giống như một góc bếp.

Ngoài ra, bạn có thể trang trí thêm những món đồ như tràng pháo đỏ, chậu mai vàng, câu đối đỏ trên mành tre để tăng thêm không khí thôn quê dân dã. Tất cả những vật trang trí này đều mang đậm tính chất ngày Tết cổ truyền.


4. Tiểu cảnh làng quê Tết

Bạn có thể trang trí tiểu cảnh Tết bằng cách mô phỏng một bức tranh làng quê thu nhỏ với những vật đặc trưng như dây tài lộc, bao lì xì, chậu hoa, lồng đèn. Ngoài ra, bạn có thể chọn hoa cúc, hoa trạng nguyên để đem lại sự may mắn, phú quý.


5. Trang trí tiểu cảnh Tết tái hiện cảnh quê xưa với rơm rạ

Như một nét hồi ức đẹp gợi nhắc về cảnh làng quê ngày xưa, bạn có thể trang trí tiểu cảnh Tết với lồng đèn, câu đối đỏ, cành mai vàng cùng với ít rơm rạ. Những mẫu tiểu cảnh này đem lại không khí ngày Tết mộc mạc, gần gũi. Rơm rạ là điểm nhấn đặc biệt giúp liên tưởng những cánh đồng tại miền thôn quê.


6. Tiểu cảnh Tết với cành mai vàng

Mai vàng từ lâu đã là loài hoa biểu trưng cho ngày Tết cổ truyền. Một cành mai vàng làm trung tâm kết hợp với những phong bao lì xì đỏ và vài chậu hoa sẽ mang đến sắc xuân tươi vui, rạng rỡ. Đồng thời, bạn có thể sáng tạo hơn bằng cách gắn thêm những dây đèn led lên cành cây để thêm phần lung linh.


7. Trang trí tiểu cảnh Tết với sạp hàng gỗ truyền thống

Một mô hình trang trí tiểu cảnh Tết khác rất được ưa chuộng đó là sạp hàng gỗ. Để tạo tiểu cảnh này, bạn có thể trang trí với dưa hấu đỏ, bánh, hoa đào hoặc hoa mai cùng những vật phẩm đặc trưng Tết khác. Điểm nhấn của tiểu cảnh chính là sử dụng những đồ vật bằng tre đẹp đơn giản.Kết hợp với quang gánh. Hình ảnh này rất quen thuộc mỗi khi ghé thăm phiên chợ ở làng quê Việt vào ngày Tết. Cách trang trí tiểu cảnh Tết này vừa độc đáo lại ấn tượng. Bạn có thể đặt vào quang gánh những chiếc bánh chưng, bánh tét hoặc hoa quả… để thêm rực rỡ sắc màu.